Thế nào là một cầu thủ giỏi ?

Phan Chấn Quang - 07:55 - 14/08/2020

ác cầu thủ ngày nay luôn được đòi hỏi phải trở nên đa năng hơn để thích ứng được với nhiều loại hình chiến thuật khác nhau tùy vào tình thế trên sân cộng với ý đồ của HLV. Thế thì làm sao để phân biệt được đâu là một cầu thủ đá giỏi hay đâu là một cầu thủ đá tệ?

Sự phát triển của chiến thuật bóng đá luôn đi kèm với nhiều khía cạnh khác nhau về sự phát triển của kỹ năng cầu thủ. Một cầu thủ ngày nay phải làm rất nhiều việc so với phiên bản thời kỳ trước của chính họ: trung vệ trở thành các quarter-back, tiền đạo đôi khi lại là playmaker còn thủ môn thì trở thành sweeper-keeper. Các cầu thủ ngày nay luôn được đòi hỏi phải trở nên đa năng hơn để thích ứng được với nhiều loại hình chiến thuật khác nhau tùy vào tình thế trên sân cộng với ý đồ của HLV. Thế thì làm sao để phân biệt được đâu là một cầu thủ đá giỏi hay đâu là một cầu thủ đá tệ?

Trước tiên, hãy nhìn vào khía cạnh “trạng thái” trong cách vận hành của một trận đấu. Một trận đấu sẽ được chia làm 4 trạng thái cơ bản theo góc nhìn của một đội bóng:Tấn công, Phòng thủ, Chuyển tiếp từ phòng thủ sang công, Chuyển tiếp từ tấn công sang thủ.

Cristiano Ronaldo makes hat-trick history with Juventus triple ...

Với mỗi trạng thái được đề cập nêu trên, sơ đồ là thứ không còn quá cứng nhắc nữa. Với những đội bóng linh hoạt trong việc luân chuyển, họ có thể áp dụng nhiều sơ đồ trong từng giai đoạn để dễ dàng buộc đối thủ chơi theo ý thích của mình. Ví dụ như Manchester City của Pep, khi bắt đầu build-up trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng thủ sang tấn công thì họ áp dụng sơ đồ 1-3-1-2-3 với Ederson tham gia trực tiếp vào bộ tứ kim cương phía sau để tạo ra 3 hướng chuyền bóng cho các hậu vệ, còn khi tấn công thì họ áp dụng sơ đồ 4-3-3. Tóm lại, sơ đồ là không cố định nên một cầu thủ hiển nhiên sẽ chơi ở nhiều vị trí khác nhau ở từng thời điểm khác nhau của trận đấu.

Lại lấy ví dụ về City, nếu trong trường hợp này chúng ta đánh giá Ederson dưới vai trò chỉ là một thủ môn thuần túy (tức là chỉ có cản phá và đấm bóng) thì hoàn toàn không hợp lý, vì anh chơi đúng nghĩa như một hậu vệ đứng thấp nhất trong hàng phòng ngự cuối cùng. Để chơi được dướp áp lực pressing như vậy đòi hỏi phải có khả năng quan sát và chuyền bóng ở mức rất cao. Vậy thì giờ chúng ta đánh giá anh dựa vào gì đây? xG hay shots stopped?

Sẽ có nhiều vị trí khác nhau cũng có những trường hợp tương tự như thế, nhưng có một điều chắc chắn: không có cầu thủ nào có thể hoàn thành xuất sắc và đa zi năng ở cả 4 trạng thái. Hiển nhiên là chẳng có cầu thủ nào vừa giỏi ghi bàn, vừa giỏi phòng ngự, kèm người tốt và vừa chuyền chọt như hack chứ nhỉ?

Ederson: Nhạc trưởng nơi khung thành Manchester City (P1)

Từ đó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến công tác đánh giá cầu thủ dựa trên điểm số thuần túy. Lấy ví dụ Paul Pogba, mặc dù Pogba là một cầu thủ xuất sắc nhất nhì thế giới ở giai đoạn chuyển tiếp từ thủ sang công nhờ vào khả năng đón đường chuyền và thực hiện các đường chuyền xuyên tuyến của mình, Pogba lại rất tệ ở chọn vị trí phòng ngự trong trường hợp đội nhà phải đá lowblock. Thế là đa số người MU lại chỉ trích Pogba đá tệ vì “thiếu nhiệt huyết, hời hợt” trong khi thực chất Pogba thường là sao vàng xG chain của cả đội.

Điều này cũng giải thích thêm cho việc tại sao những cầu thủ mà chúng ta thường nghĩ là “giỏi” lại đá rất tệ và những cầu thủ đá rất “tệ” thì thường xuyên được đá chính. Coutinho chỉ là một cầu thủ giỏi ở một trạng thái bóng nhất định trên sân là đội nhà đang cầm bóng còn những trạng thái khác thì anh gần như vô dụng. Sergi Roberto đá on-ball chẳng khác nào một con loăng quăng nhưng do chỉ số passing và positioning cao rất phù hợp để chuyển trạng thái nhanh chóng nên thường xuyên được đá chính bất chấp những người như Arthur hay Rakitic có thể làm tốt hơn anh ở final third, rất rất nhiều.

Coutinho gieo hy vọng cho Arsenal

Hệ quả là những giải thưởng cá nhân trong bóng đá giờ đây chỉ mang tính chất thương mại, khó đem lại nhiều giá trị chuyên môn. Người ta thường so sánh Ronaldo và Messi dựa trên những chỉ số căn bản như ghi bàn, kiến tạo hay keypass nhưng đó chỉ là những tiêu chí rất extreme (theo ngôn ngữ kinh tế là ở mức biên) khi đánh giá về trình độ cầu thủ. Vì vậy, lần sau khi một cầu thủ mà bạn cho là đá hay trên sân, hãy cố gắng xem thử trong những trạng thái bóng khác họ có đóng góp gì được cho hệ thống hay không, tương tự với những cầu thủ mang danh đá “tệ”.

Note: mình biết trong group có khá nhiều bạn ghét mình hoặc không đồng ý với content mình làm ra, mình hoàn toàn okay không vấn đề. Nhưng nếu đã ghét thì xin ghét cho trót, hãy block mình đi để khỏi phải nghe mình chửi đổng hay phân tích gì cả, đừng ghét ngoài mặt trong vẫn lấm liếm đọc bài mình viết rồi bê sang cả group khác, làm vậy thì không hay ho lắm.

 

 

Phan Chấn Quang

Bút danh: Phan Chấn Quang

Tham gia keotot.vip: 12/07/2006

Bút tính: Tên tôi là Phan Chấn Quang, sinh ngày 09/02/1986. Sở thích đọc sách, du lịch và thể thao. Đặc biệt, tôi có niềm đam mê mãnh liệt với trái bóng tròn. Với nhiều năm kinh nghiệm tại các tờ báo, tòa soạn, công ty truyền thông hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tôi đang là Founder và biên tập viên nội dung tin tức bóng đá trên trang keotot.vip

x
x